Bình luận Công_hàm_năm_1958_của_Thủ_tướng_Phạm_Văn_Đồng

Phía Việt Nam

Nhà nghiên cứu Biển Đông Hoàng Việt, một giảng viên về Luật Quốc tế ở TPHCM, cho là công hàm ở thời điểm đó không có thẩm quyền về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo Hiệp định Geneve (1954) mà Trung Quốc đã ký, về mặt pháp lý quốc tế Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có trách nhiệm quản lý phần lãnh thổ phía Nam. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, chính quyền Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam rồi. Về mặt pháp lý quốc tế phù hợp, chính quyền có thẩm quyền quản lý Hoàng Sa, Trường Sa liên tục, từ nhà Nguyễn tới thời Pháp thuộc trong đó có nhiều chính phủ khác nhau và như vậy cho đến sau khi thống nhất các chính phủ có thẩm quyền đều khẳng định chủ quyền của mình và thực thi liên tục không đứt đoạn, vấn đề này thể hiện giá trị pháp lý quốc tế.[20]

Cũng theo ông Việt, công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong hoàn cảnh quan hệ đặc thù, Việt Nam Dân chủ Cộng hòaTrung Quốc lúc đó đang "vừa là đồng chí vừa là anh em", năm 1955 Trung Quốc đã chiếm lại từ tay quân đội Tưởng Giới Thạch (Đài Loan) đảo Bạch Long Vĩ (quân Tưởng Giới Thạch chiếm đảo này từ năm 1949) và năm 1957 đã trao trả lại cho Việt Nam[21]. Theo ông Việt, Công hàm năm 1958 là để nêu quan điểm ủng hộ tuyên bố lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, nhưng "sau này người ta diễn giải khác đi, đặc biệt là Trung Quốc. Chắc có lẽ ông Đồng cũng không ngờ là sau này công hàm của ông lại được Trung Quốc diễn giải một cách khác nhau rất nhiều như vậy".[22].

Học giả Pháp, bà Duy Tân Joële Nguyễn, chuyên gia chính trị học và luật quốc tế, cho biết: "Trong pháp luật quốc tế, ngăn chặn là một nguyên tắc, theo đó một nhà nước phải được coi như liên hệ với hành vi của nó trong quá khứ và do đó không thể khẳng định một tuyên bố mới, không thể tuyên bố hoặc hành động mâu thuẫn với những gì mà nhà nước đó đã tuyên bố hoặc thực hiện từ trước, để bảo toàn tính chất chắc chắn pháp lý và sự tin cậy giữa các quốc gia. Tuy nhiên, ngăn chặn không có nghĩa là một nhà nước bị ràng buộc bởi tất cả những gì mà nhà nước đó đã tuyên bố.

Theo lý luận, có bốn điều kiện phải được đáp ứng.

  1. Tuyên bố hoặc quyết định phải được thực hiện bởi một cơ quan có thẩm quyền một cách rõ ràng và không lập lờ nước đôi.
  2. Nhà nước tuyên bố "ngăn chặn" phải chứng minh rằng nhà nước này đã có được lòng tin trong cam kết mà nhà nước này đã thực hiện và hành động đúng theo;
  3. Nhà nước phải chứng minh rằng quốc gia của mình đã bị thiệt hại hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi.
  4. Nhà nước đã cam kết phải thực hiện nhất quán và luôn luôn nhất quán.

Kết quả là, nhà nước phải bày tỏ ý định quả quyết muốn được ràng buộc bởi cam kết này và sẽ tôn trọng nó. Phân tích của chúng tôi đối với tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng thấy nó không hội đủ nguyên tắc ngăn chặn nói trên, một số điều kiện còn thiếu, đặc biệt, dự định nhằm công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng SaTrường Sa không hề được trình bày một chút nào trong bản tuyên bố này".[23]

Theo Chương trình Nghiên cứu Biển Đông của Học viện Ngoại giao Việt Nam:

  1. Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó, trên danh nghĩa thuộc quyền quản lý của 2 chính phủ tồn tại song song ở miền Nam Việt Nam khi đó (Việt Nam Cộng hòaCộng hòa miền Nam Việt Nam). Tuy không được công nhận là thành viên Liên Hiệp Quốc, nhưng đây là các chủ thể của luật pháp quốc tế và những hành động phù hợp với luật pháp quốc tế của Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam cần phải được tôn trọng. Chính phủ và các học giả Trung Quốc đang tìm cách không công nhận thực tế này với ý đồ tranh chấp chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa liệu có thể chối cãi được việc họ đã công nhận trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 6.1976 tồn tại hai chủ thể luật pháp quốc tế thông qua việc bỏ phiếu ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòaCộng hòa miền Nam Việt Nam cùng gia nhập Liên Hiệp Quốc với tư cách là quốc gia hội viên (bị Hoa Kỳ phủ quyết nên năm 1977, Việt Nam mới gia nhập LHQ) và còn nhiều bằng chứng không thể bác bỏ khác.
  2. Trong thực tế, Việt Nam Cộng hòa đã tiếp quản và quản lý Hoàng Sa và Trường Sa từ Liên hiệp Pháp (chính phủ tồn tại song song là Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền nhưng không quản lý). Mặc dù năm 1974 Trung Quốc chiếm được Hoàng Sa, nhưng luật pháp quốc tế đã khẳng định rõ ràng, xâm chiếm bằng vũ lực vĩnh viễn không đem lai danh nghĩa chủ quyền cho quốc gia đã tiến hành những hành động vi phạm luật pháp quốc tế.
  3. Công thư năm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng không nói đến hai quần đảo, không thể dùng Công thư này để khẳng định Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy vậy, nếu không có Công thư này thì sẽ tránh được những sự lợi dụng ác ý.

Cho dù những suy diễn về ý nghĩa của Công thư 1958 có đi xa như thế nào, cũng như phía Trung Quốc có đưa thêm bất kỳ bằng chứng gì để phản bác Việt Nam, thì những gì liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa xảy ra ngoài lãnh thổ miền Nam Việt Nam trước 24.6.1976 không hề ràng buộc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Với tư cách là nhà nước thừa kế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam, những gì liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa nếu có sự mâu thuẫn giữa hai chủ thể luật pháp quốc tế tiền bối thì những hành động (hơn nữa, đó là những hành động rõ ràng, kiên quyết và phù hợp với luật pháp quốc tế) của Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Chính phủ tồn tại song song với nó là Việt Nam Cộng hòa (quản lý hai quần đảo này trong thực tế) sẽ có hiệu lực ràng buộc đối với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Điều này được luật pháp quốc tế quy định rõ ràng[24].

Theo Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh:

  1. Trong khoảng từ năm 1945 tới năm 1954 đã có sự tồn tại của 3 thực thể chính trị với tư cách nhà nước trên lãnh thổ Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ năm 1954 tới khi thống nhất đất nước vào năm 1976, các thực thể chính trị này đã quản lý hai phần riêng biệt của lãnh thổ Việt Nam và có thể được coi là có chủ quyền đối với phần lãnh thổ quản lý. Trong đó, miền Nam Việt Nam có sự tồn tại song song của 2 chính phủ (Việt Nam Cộng hòaCộng hòa miền Nam Việt Nam)
  2. Vì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không phải là chính phủ nắm quyền quản lý thực tế đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn 1945 - 1976, các hoạt động của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn này không ảnh hưởng tới sự liên tục của chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo này.
  3. Việc kế thừa quốc gia đối với chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn 1945 - 1976 được thực hiện theo đúng luật pháp và tập quán quốc tế.
  4. Việc Trung Quốc chiếm đóng trái phép phần phía Đông quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956, dùng vũ lực chiếm đóng trái phép phần phía Tây Hoàng Sa vào năm 1974 và một số thực thể trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào các năm 1988 và 1995 là trái với luật pháp quốc tế và không mang lại danh nghĩa chủ quyền cho Trung Quốc.

Vì vậy, những tuyên bố của Trung Quốc về việc Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong hồ sơ mà Trung Quốc trình lên Liên Hợp Quốc vào ngày 9-6-2014 là không có giá trị[25].

Phía Trung Quốc

Cùng với công hàm năm 1958, các chuyên gia Trung Quốc còn nhắc đến một số sự kiện khác để chứng minh rằng chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước năm 1975 và chỉ tráo trở quan điểm sau khi chiến thắng Việt Nam Cộng hòa. Trong một cuộc họp mặt ngày 15 tháng 6 năm 1956, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêm đã nói với đại biện lâm thời của Lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam, Lý Chí Dân, rằng: "Căn cứ vào tư liệu của phía Việt Nam, về mặt lịch sử thì quần đảo Tây SaNam Sa nên là một phần lãnh thổ của Trung Quốc".[26] Hơn thế nữa, khi báo Nhân dân đăng tuyên bố toàn văn về hải phận của Trung Quốc ở trang đầu trong số ngày 4 tháng 9 năm 1958, bao gồm cả Nam Sa và Tây Sa, tờ báo không đưa ra bất cứ một lời phản đối nào.[26] Các bản đồ thế giới của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xuất bản năm 1960 và 1972, cũng như sách giáo khoa xuất bản năm 1974, đều công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với hai quần đảo.[26] Một tuyên bố của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1965 cũng công nhận chủ quyền của Trung Quốc khi lên án Tổng thống Lyndon B. Johnson: "Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đã chỉ định... một phần lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong quần đảo Tây Sa làm "vùng chiến sự" của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ".[16][26]

Theo chính quyền Trung Quốc vì trong tuyên bố về lãnh hải của chính phủ Trung Quốc nêu rõ phạm vi áp dụng của tuyên bố này bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hai quần đảo này nằm bên trong lãnh hải rộng 12 hải lý của Trung Quốc nên dù công hàm Phạm Văn Đồng không nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì việc Chính phủ Việt Nam công nhận lãnh hải rộng 12 hải lý của Trung Quốc cũng tức là đã công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.[cần dẫn nguồn]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công_hàm_năm_1958_của_Thủ_tướng_Phạm_Văn_Đồng http://law.people.com.cn/showdetail.action?id=2556... http://vietnamese.cri.cn/481/2014/06/09/1s199588.h... http://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/zxxx_662805/t11632... http://www.nanhai.org.cn/en/cg_detail.asp?newsid=7... http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/bai-5-su-tha... http://www.eurasiareview.com/15052014-new-tensions... http://books.google.com/books?id=DKXRRfWtkw8C&pg=P... http://books.google.com/books?id=vY4tBfqGvZ4C&pg=P... http://www.voatiengviet.com/content/south-china-se... http://www.law.fsu.edu/library/collection/Limitsin...